Những điều thú vị về gà tây nhà? Bạn đã biết?

in Tin tức gà chạy bộ

Gà tây hay gà tây nhà? Bạn đã từng nghe đến những từ ngữ này hay chưa? Câu trả lời có thể là có, nhưng cũng không ít người là chưa. Hiểu đơn thuần, gà tây nhà tức không phải gà ta, là giống gà từ nước ngoài nhưng lại được nuôi tại Việt Nam. Thế nhưng, liệu bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc, đặc điểm cũng như những đặc tính của giống gà này chưa? Nếu chưa thì đừng ngần ngại mà hãy đọc ngay những thông tin thú vị dưới đây về gà tây nhà nhé. 

 Nguồn gốc của gà tây nhà?

Gà tây nghe cái tên thì “rất là gà” nhưng thực chất nó lại là một loài chim lớn. Chúng ta có thể sẽ bắt gặp giống gà có phần lạ kỳ này ở các cánh đồng hoang, rộng lớn. Đúng với tính chất về môi trường sống đầy hoang dã này, gà tây khi được thuần chủng, và chăn nuôi đại trà bởi những người bản địa ở đây cũng theo dạng chăn thả, hay còn hiểu là thả vườn.

Gà tây nhà, khái niệm cũng đã thể hiện sơ bộ về khu vực mà chúng được chăn nuôi, nói cách khác là gà tây đã được thuần hóa và được chăn nuôi với mục đích đẻ trứng và lấy thịt. 

Sự khác nhau giữa gà tây nhà và các giống gà tây khác

Để nói về sự khác biệt giữa gà tây và gà tây nhà thì chúng tôi sẽ đề cập đến 3 yếu tố về nơi chăn nuôi, đặc điểm cũng như đặc tính của giống gà tây đã được thuần hóa này. 

Gà tây thường được nuôi ở đâu?

Khác với những loại gà tây hoang tại 2 khu vực chính là Bắc Mỹ và Trung Mỹ, gà tây được đưa “du nhập” về Việt Nam, và được chăn nuôi bởi nhiều hộ gia đình cũng như chuỗi hệ thống cung cấp thịt gà tây, nổi tiếng hơn cả là Gachaybo. 

Do sự du nhập này, gà tây nhà cũng được chăn nuôi theo 1 cách khác biệt. Cụ thể, thay vì là giống gà hoang, tập trung nhiều ở các cánh đồng lớn, hoang dã, thức ăn chủ yếu là nguồn từ tự nhiên thì gà tây nhà được chăn nuôi trong 1 trang trại chắc hẳn là nhỏ hơn về diện tích so với nơi mà gà tây “nguyên gốc” xuất hiện. Thế nhưng, cũng chính nhờ vào sự thay đổi này mà gà tây nhà mới càng “khẳng định” được chất lượng thịt dai, săn chắc, khiến không ít người ưa chuộng, đặc biệt trong những dịp lễ như Giáng sinh, hay Tết dương lịch. 

Gà tây nhà có trọng lượng lớn hơn nhiều lần so với các loại gà khác

Ngoài ra, một điểm khác thú vị không kém về gà tây nhà là do được “chăm sóc” quá kỹ, cho ăn nhiều nên giống gà này có thân hình “vạm vỡ” hơn nhiều lần so với gà ta thông thường. Cũng chính vì lẽ đó, gà tây nhà sau khi được đưa về nuôi tại Việt Nam không còn bay được như giống gà tây “gốc” nữa. 

Cụ thể, gà tây nhà trống có cân nặng dao động trong khoảng từ 7 đến 12kg tùy vào lượng thức ăn mà chúng thu nhận. Thế nhưng, nhìn chung, gà tây nhà sẽ đạt được cân nặng chuẩn nhất vào khoảng tầm hơn 8kg trong thời kỳ chúng đủ tuổi trưởng thành. 

Riêng đối với gà tây nhà mái, trọng lượng sẽ không thể nặng bằng giống gà trống, nhưng cũng nặng trên 3kg và có thể đạt 4kg với những con to hơn. Gà mái thường đạt mức trưởng thành khi được 8 tháng tuổi, sớm hơn 2 tháng so với gà trống thuộc giống gà tây nhà.

Gà tây nhà có thêm 1 vài màu lông mới

Nếu như gà tây hoang có màu đen là chủ đạo thì gà tây nhà sau khi được thuần hóa thành công và nuôi tại Việt Nam thì có thêm một vài màu lông mới như màu thuần trắng và chút ánh nâu. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của gà tây nhà khi đã được lai tạo so với các giống gà tây Hoa Kỳ. 

Gà trống lớn hơn gà mái. Khi con người mang chúng về nhà để làm thịt, trọng lượng của gà trống có thể dao động từ 7,8 kg đến 11 hoặc 12 kg. Trong khi đó, gà mái có thể nặng thấp hơn, chỉ khoảng 3 đến 4 kg. Khi được thuần hóa, chúng quá nặng để bay trong khoảng cách thực sự ngắn, và sau khi được thuần hóa và lai tạo, chúng có màu trắng.

Bên cạnh đó, bộ lông của gà tây nhà cũng “độc lạ” hơn cả khi đặt chúng cạnh với những chú gà trống, mái thông thường tại Việt Nam. Sở dĩ nói như thế bởi, gà tây có thể xòe bộ lông của mình trông không khác gì những chú công mà ta thường bắt gặp trong các sở thú hay công viên. Thật thú vị phải không nào. 

Gà tây nhà “ưa chuộng” thức ăn gì?

Một trong những điều khiến nhiều người “ưa chuộng” gà tây nhà là nhờ cách thức chúng được chăn nuôi: thả vườn và nguồn thức ăn “tự nhiên”. Thức ăn yêu thích của gà tây nhà là cỏ, hay rau xanh. Trên thực tế, nó ăn nhiều loại cỏ và lá cây khác nhau. Ngoài ra, nó ăn tới 30 – 40 loại rau xanh. Vì vậy, người chăn gà thường xuyên chăn thả trên đồng cỏ, bờ ruộng hoặc nuôi ở những sân vườn rộng lớn.

Với nguồn thức ăn này, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng thịt cũng như độ dai ngon của từng sớ thịt gà tây nhà mà không phải lo lắng về việc giống gà này có ăn cám tăng trọng hay không? Đáp ứng đúng những nhu cầu và mong muốn của quý khách hàng, Gachaybo luôn tuân theo tiêu chí GCN (Green – Clear – Nutrition). 

Nuôi gà tây nhà và một số điều cần lưu ý

Khi gà tây nhà được hơn 3 tháng, mức cân nặng vẫn đang ở tầm trung. Thế nhưng nếu bạn nuôi gà tây nhà để kinh doanh bán thịt thì nên tập trung “vỗ béo” cho chúng khi chúng được 6 tháng hoặc 6 tháng tuổi rưỡi. Ở giai đoạn này, những con gà tây sẽ có thể tăng cân nhanh, đến tháng thứ 10 khi chuyển sang giai đoạn trưởng thành có thể đạt được mức trọng lượng như tiêu chuẩn. 

Thêm vào đó, bạn cũng nên lưu ý đến thời gian sinh sản của gà tây nhà mái để có thể có cách chăn nuôi tốt hơn, mang lại năng suất trứng cao. Khi gà mái được 30 tuần tuổi, chúng đang trong độ tuổi sinh sản. Gà mái ở độ tuổi này “da nhẵn, lông mịn”, thân tròn và bắt đầu đẻ. Điều thú vị là gà tây nhà có bản năng tự ấp được trứng và thậm chí là rất “khéo” nên những ai có ý định nuôi giống gà này không phải quá lo lắng. 

Trên đây là những thông tin thú vị về gà tây nhà mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho các bạn. Hy vọng rằng dựa vào bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về giống gà tây nhà cũng như có thêm được trải nghiệm mới mẻ. 

Hotline: 0915 05 3838
Chat Facebook
0915 05 3838