Gà nòi còn được gọi là gà chọi, gà đá. Bất cứ người nuôi nào cũng đều mong muốn khi chăm nuôi gà sẽ phát triển tốt nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, việc chăn nuôi giống gà này có dễ như mọi người vẫn nghĩ? Chắc chắn là không hề dễ, nhưng khi có những hiểu biết nhất định về việc nuôi giống gà này thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho người nuôi. Hãy cùng Gà chạy bộ tham khảo ngay những kinh nghiệm nuôi gà nòi được chia sẻ sau đây.
Danh mục
Chọn con giống
Kinh nghiệm nuôi gà nòi muốn có kết quả tốt thì cần phải chú ý ngay từ bước chọn con giống. Lúc chọn gà con phải mua, chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và bố mẹ không có bị bệnh. Nên chọn những con tinh anh, có màu vàng bông, mỏ khép kín, chân bóng và bụng thon.
Tuyệt đối không chọn những gà con bụng phệ, mắt lờ đờ hay mỏ gục xuống. Vì đây là dấu hiệu của gà bệnh. Nếu chọn không kĩ rất dễ lây bệnh sang cho cả đàn.
Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng nuôi cũng là một trong những trọng điểm không thể bỏ qua. Lúc xây dựng chuồng nuôi phải chọn những khu đấy cao ráo, thoáng mát. Nên làm chuồng theo hướng Đông Nam hoặc chếch Đông. Sàn chuồng có thể làm bằng xi măng hoặc tre, nứa.
Phần sàn cho gà nên rải thêm một lớp trấu hoặc cát để dễ vệ sinh chuồng nuôi cho gà.
Thức ăn cho gà nòi
Để gà có thể phát triển tốt nhất thì việc lựa chọn thức ăn cho chúng cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm nuôi gà nòi là chọn thức ăn cho chúng theo từng giai đoạn phát triển. Cụ thể:
– Gà con: Ở giai đoạn này, gà con ăn khá ít và khả năng tiêu hóa chưa cao. Vì thế, nên chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng. Đa phần bà con đều cho gà ăn cám dành cho gà con ở giai đoạn này.
– Gà giò: Gà ở giai đoạn này lớn hơn, lương thức ăn cũng sẽ phải tăng lên. Bên cạnh việc cho ăn cám, nên cho chúng ăn bổ sung thóc, gạo, ngũ cốc hay các loại côn trùng: giun đất, cào cào…
– Gà trưởng thành: Tăng khẩu phần ăn, cho ăn ngô, lúa, rau muống, rau lang…
Phòng bệnh cho gà
Kinh nghiệm nuôi gà nòi sao cho hiệu quả không thể thiếu việc tiến hành các bệnh pháp phòng bệnh.
Kể từ khi gà đang ở giai đoạn úm, bắt đầu cho ăn thì cần phải bổ sung các loại vắc xin để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh. Ở các giai đoạn tiếp theo cũng phải theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn gà để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và có cách chữa trị kịp thời. Một số bệnh thường gặp mà bà con cần phải chú ý:
– Bệnh Newcatstle: Gà sẽ có các dấu hiệu như bỏ ăn, diều phình to, đầu gà gục sang một bên, đi ỉa có máu, chân bị liệt, đầu mỏ gục xuống.
– Bệnh gumboro: gà sẽ có biểu hiện như lông xù, mắt mờ, dáng đi run rẩy, phân có màu trắng loãng.
– Bệnh đậu gà: Gà tự nhiên khó thở, thở khò khè từng cơn, mào tím ngắt. Bệnh này gà chết sau vài giờ…
– Cúm gia cầm: gà sẽ có dấu hiệu sốt cao, lông xù, chảy nước mắt, đầu bị phù và mắt, nước dãi, mào và yếm tím tái…
Nếu như thấy gà có dấu hiệu bệnh cần nhanh chóng mua thuốc, tiêm trừ bệnh cho cả đàn. Nhanh chóng tách những con gà không khỏe ra khỏi đàn và tiêm thuốc để giải trừ bệnh.
Trên đây là những kinh nghiệm nuôi gà nòi hiệu quả đã được đúc rút. Người nuôi hãy chú ý đến những điểm cần lưu ý như trên để việc chăm nuôi được thuận lợi và cho kết quả tốt nhất.
>>> Bán thịt gà Nòi – Đặc điểm, giá trị dinh dưỡng của gà nòi