Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao là thắc mắc được rất nhiều hộ chăn nuôi quan tâm. Hiện nay, loại gà này được nuôi chủ yếu theo hai cách: Thả vườn hoặc nuôi nhốt theo mô hình công nghiệp. Nhưng, nuôi theo mô hình thả vườn được khuyến khích hơn vì sẽ cho chất lượng thịt tốt hơn, giá trị bán ra cũng cao hơn.
Danh mục
Chuồng gà Đông Tảo thế nào?
Khi nuôi gà đông tảo vấn đề cần phải nhắc tới đầu tiên là vấn đề chuồng nuôi. Chuồng gà có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gà, đồng thời hạn chế dịch bệnh phát sinh. Khi làm chuồng cần phải chú ý làm sao để có thể dễ dàng vệ sinh, tạo độ thoáng cần thiết cho gà.
Đối với những hộ nuôi gà Đông Tảo theo hình thức chăn nuôi thả vườn thì việc xây dựng chuồng trại cũng không quá khó. Có thể lựa chọn ngay những nguyên liệu từ tự nhiên: tre, nứa và rạ …để làm chuồng. Đảm bảo cho phần mái không bị thấm nước thì nên chọn tôn hoặc ngói.
Sàn chuồng thì dùng tre, nứa lót sàn. Còn để dễ vệ sinh hơn thì nên lát xi măng cho nền chuồng. Khi làm chuồng nuôi phải chú ý đến hướng chuồng. Chọn hướng đón nắng nhưng không quá gắt, hướng đông nam được cho là thích hợp nhất.
Luôn vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giữ ấm cho gà bằng đèn hoặc tấm che khi vào mùa động. Khử trùng chuồng nuôi định kỳ 2 tuần/lần để hạn chế dịch bệnh phát sinh. Đây là kinh nghiệm nuôi gà đông tảo khỏe mạnh mà người nuôi cần phải lưu tâm nhiều hơn.
Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo đúng cách
Gà Đông Tảo vốn là giống gà quý, để nó phát triển và cho chất lượng thịt tốt nhất thì cần phải được nuôi đúng cách và đúng quy trình. Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo sẽ được chia thành các giai đoạn các khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có một quy trình và kỹ thuật chăn nuôi cụ thể. Sau đây là các giai đoạn chăm nuôi từ lúc úm gà cho đến lúc trưởng thành.
Giai đoạn gà con mới nở
- Chỉ cho ăn sau 48 giờ nở.
- Trong 2 ngày đầu chỉ cần cho gà con uống nước.
- Từ ngày thứ 3 có thể cho gà con ăn các loại thức ăn tốt cho việc tiêu hóa như: Gạo, tấm, cám, mè… thức ăn cần được xay nhỏ. Máng ăn cần được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
- Cho gà ăn kèm với thức ăn các loại kháng sinh, cúm, nước uống pha kèm điện giải nhiệt.
- Sau khi ăn xong cho uống thêm nước có pha: 50gr đường glucoza, 1gr vitamin C/31 để chống stress.
- Đảm bảo gà con có đầy đủ nước uống hàng ngày.
Gà ở giai đoạn này còn non và yếu cần phải ủ điện cả ngày và đêm. Lông gà phải được che kín, không để gió lọt vào. Lượng thức ăn chia làm nhiều lần trong ngày (3 -4 lần/ngày) và không để lại thức ăn thừa để cho gà ăn tiếp. Nước uống phải được thay thường xuyên. Đặc biệt, phải bổ sung vitamin trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho gà. Vệ sinh lồng úm sạch sẽ, giữ độ chiếu sáng thích hợp.
Giai đoạn gà 1 – 2 tháng tuổi
Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo khi đã được 1 tháng tuổi thì sẽ chỉ cần ủ điện vào buổi tối cho đến khi sáng. Ban ngày thì không cần thiết nhưng nếu là mùa đông thì nên ủ điện cả ngày. Gà con trong giai đoạn này đã tăng khẩu phần ăn, linh hoạt và dễ cắn đá nhau. Lông tơ, lông vũ đã bắt đầu mọc và lộ rõ bắp thịt hơn. Nên tăng khẩu phần ăn, bổ sung vitamin cần thiết và thêm thuốc để tăng sức đề kháng cho gà.
- Trong giai đoạn này gà cần được đảm bảo giữ ấm đầy đủ.
- Bổ sung cho gà 15% protein thức ăn cho gà.
- Lượng thức ăn dùy trì liên tục với lượng khoảng 55 – 65g/con gà/ngày.
- Căn cứ vào mục đích nôi gà đẻ trứng hay nuôi thịt để bổ sung, điều chỉnh thức ăn sao cho phù hợp.
- Đến giai đoạn 3 tháng tuổi cần tăng lượng thức ăn thêm cho gà. Mức thức ăn 70 – 80g/con/ngày. Cho ăn thêm mồi để cơ bắp phát triển tốt hơn.
Bước vào giai đoạn gà 2 tháng tuổi cần phân chia lại không gian nuôi nhốt cho phù hợp. Gà không còn cần ủ điện nhưng nếu là mùa đông thì vẫn nên ủ để phòng lạnh cho gà. Bắt đầu cho gà tiếp xúc với không gian vườn vào ban ngày. Nên để gà thích ứng từ từ với môi trường bên ngoài. Chú ý vệ sinh chuồng trại cũng như sát trùng định kỳ.
Giai đoạn 3 tháng tuổi trở lên – gà Đông Tảo trưởng thành
Đây được coi là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh nhất của gà để tiến đến giai đoạn gà trưởng thành để xuất chuồng. Kinh nghiệm nuôi gà đông tảo lúc này là bổ sung nhiều thức ăn: lúa, ngô kết hợp với việc cho ăn rau: rau lang, rau muống…diện tích nuôi thả cần được mở rộng để thuận lợi cho việc phát triển của gà.
Cách nuôi
- Giai đoạn trưởng thành của gà cần được bổ sung đầy đủ thức ăn, nước uống.
- Cho ăn thêm các loại ngũ cốc kết hợp rau xanh tốt cho tiêu hóa.
- Nếu nuôi gà chọi, các bạn cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ. Cho gà luyện tập đá chọi thường xuyên.
- Giữ vệ sinh chuồng trại thật tốt để tránh việc gà nhiễm các loại bệnh đáng tiếc.
Chăm sóc gà Đông Tảo đúng cách
Để chăm sóc gà Đông Tảo đúng cách, các bạn cần thực hiện tiêm phòng cho gà đầy đủ. Có hiểu biết về các loại bệnh thường gặp ở giống gà này để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Đông thời ngăn chặn khả năng mắc bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:
Tiêm phòng đầy đủ
Các bạn cần tiêm chủng đầy đủ cho gà theo lịch trình như sau:
- Từ 3 – 5 ngày tuổi : Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng F lần 1.
- Từ 7 ngày tuổi: Tiêm phòng bệnh đậu gà.
- Từ 10 ngày tuổi: Tiêm phòng Gumboro lần 1.
- Từ 21 ngày tuổi: Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng F lần 2
- Từ 25 ngày tuổi: Tiêm Gumboro lần 2.
- Từ 60 ngày tuổi: Tiêm phòng bệnh Newcastle chủng M.
Một số loại bệnh phổ biến thường gặp của gà Đông Tảo
Các loại bệnh thường gặp ở giống gà này có thể kể đến như sau:
- Bệnh cúm: Thường xảy ra do sự thay đổi của thời tiết, chuồng trại không đủ sưởi ấm.
- Bệch lỵ: Gà con thường mắc bệnh này. Tai hại của bệnh này là chúng khiến gà con còi cọc dần, thiếu chất dinh dưỡng và chết do mất nước.
- Bệnh gumboro: Thường mắc trong giai đoạn trưởng thành.
- Bệnh hô hấp mãn tính: Cũng thưởng xảy đến ở gà trưởng thành.
Khi gà đạt đến trọng lượng như mong muốn thì có thể xuất chuồng.
Trên đây là kinh nghiệm nuôi gà hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây đã có thể giúp các bạn chăm sóc gà hoàn hảo. Gọi theo hotline: 0981 17 2233 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Hãy cùng theo dõi Gà chạy bộ để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi gà cũng như có thể lựa chọn mua thịt gà uy tín, chất lượng nhé.