Gà hầm thuốc bắc được biết tới là một món ăn ngon và cũng là một bài thuốc quý có công dụng chữa bệnh hiệu quả mà ai ai cũng thích. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị các loại bệnh như: Đau lưng, mất ngủ, suy nhược cơ thể,… hãy làm gà tần thuốc bắc để bồi bổ thay vì lạm dụng thuốc chữa bệnh nhé. Gà chạy bộ sẽ gợi ý công thức làm gà hầm thuốc bắc giản đơn, giữ trọn hương vị để bạn tham khảo.
Gà hầm thuốc bắc còn hay gọi là gà tần thuốc bắc. Khi nhắc đến món ăn này ai ai cũng gật gù khen ngon và còn phải công nhận ăn vào bổ người. Tuy nguyên liệu nhiều, cầu kỳ trong khâu tìm kiếm các vị thuốc bắc khiến các chị em ngại thực hiện. Thế nhưng, sau khi đọc xong bài viết này chắc chắn bạn sẽ không còn chần chừ nữa.
Danh mục
1. Tác dụng của món gà hầm thuốc bắc
Món gà hầm thuốc bắc có xuất xứ từ Trung Hoa. Khi về Việt Nam người Việt cũng rất ưa chuộng món ăn này và nó có mặt ở rất nhiều cửa hàng, quán ăn. Theo một số nghiên cứu cho biết gà ác là giống gà phù hợp nhất cho món gà hầm thuốc bắc. Trong gà ác có chứa chất đạm, nguyên tố vi lượng, vitamin A, B1, E, N12,… và khi hầm cùng với thuốc bắc, tác dụng của nó lại tăng thêm rất nhiều.
Món gà hầm thuốc bắc có hàng loạt công dụng tuyệt vời đối với cơ thể con người, nhất là đối với phụ nữ trong quá trình mang thai. Tác dụng của nó là tăng thể lực, sinh tinh, bổ huyết, kiện tỳ,… Ngoài ra, ăn món này thường xuyên, bạn sẽ hạn chế mắc phải các loại bệnh thường gặp như: Cảm cúm, người bị bệnh tim mạch, mau lành xương, phù hợp với người vừa mới ốm dậy,…
2. Nguyên liệu chuẩn bị cho món gà hầm thuốc bắc
Sau khi biết tới lợi ích của gà hầm thuốc bắc thì chúng ta hãy cùng chuẩn bị nguyên liệu để bắt tay vào làm món ăn thôi nào.
– Gà: 1kg
– Bạch quả: 15gr
– Táo đỏ: 10gr
– Sinh địa: 10gr
– Dừa xiêm: 1 quả
– Kỳ tử: 5gt
– Các loại gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm, dầu ăn,…
3. Cách thực hiện món gà hầm thuốc bắc
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gà bạn có thể mua tại hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm, chợ và nhờ người ta chế biến sạch. Mình chỉ cần lấy một nắm muối chà xát lên da để khử mùi hôi, bụi bẩn và rửa lại với nước sạch là xong.
Sau khi sơ chế sạch sẽ bạn ướp gà với hỗn hợp gia vị theo tỉ lệ: 1 thìa café muối, 1 thìa café đường, 1 thìa café tiêu, 1 thìa café bột ngọt, ½ thìa café hạt nêm, 1 thìa café mật ong chúa. Trộn đều hỗn hợp gia vị với thịt gà trong khoảng 30 phút cho thật ngấm.
Bạn bắc một nồi nước lên bếp và nấu với lửa lớn. Khi nước sôi, bạn tắt bếp và cho các loại thuốc bắc vào ngâm trong nước nóng khoảng 15 phút cho nở ra rồi bạn vớt ra, để ráo.
– Bước 2: Chế biến món gà hầm thuốc bắc
Bạn chuẩn bị một cái nồi áp suất hoặc nếu không có nồi áp suất có thể hầm bằng nồi cơm điện hay nồi bình thường. Nếu hầm bằng nồi bình thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bạn cho gà vào nồi áp suất rồi rải đều các loại thuốc bắc vào trên và xung quanh gà. Rải lần lượt các loại thuốc bắc và cho bạch quả vào cuối cùng.
Tiếp theo bạn cho nước cốt dừa xiêm vào ngập thịt gà. Nếu như lượng nước trong dừa xiêm không đủ có thể cho thêm nước lọc. Kế tiếp bạn hầm gà với lửa vừa đến khi thịt chín mềm từ trong ra ngoài.
Sau đó, bạn hãy chuẩn bị thêm một cái nồi to, một cái thố gà và đổ nước vào trong nồi. Đặt gà vào thố và cho vào nồi rồi hấp cách thủy. Bạn hấp với lửa vừa cho đến khi sôi thì nhỏ lửa để gà chín thật mềm, kỹ, ngọt nước và các loại thuốc bắc dậy mùi thơm.
Khi các nguyên liệu đều chín bạn múc thịt gà ra bát, rải thêm một ít hành lá, rau mùi xắt nhỏ lên trên. Nước canh gà hầm thơm mùi thuốc bắc, ngọt thanh nhờ thịt gà hầm trong thời gian dài và thịt gà trắng nõn, mềm thịt.
Như vậy, món ăn chế biến cũng khá đơn giản chứ không khó khăn như một số chị em nghĩ phải không nào? Hãy lưu lại công thức để chế biến món ăn đầy bổ dưỡng này cho cả nhà nhé bạn.