kỹ thuật nuôi gà ta 1

Chia sẻ kỹ thuật nuôi gà ta đúng chuẩn thu lợi nhuận cao

in Kinh nghiệm nuôi gà

Mô hình chăn nuôi gà ta hiện nay ở nước ta đang rất phát triển và cho đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, ngày càng có nhiều hộ nuôi quyết định chuyển hướng chăn nuôi sang mô hình này. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao cần phải nắm được kỹ thuật nuôi gà ta đúng chuẩn. Cùng Gà chạy bộ tham khảo những chia sẻ từ các chuyên gia dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các hộ nuôi.

Mô hình nuôi gà ta có những ưu điểm gì?

Mô hình nuôi gà ta trong nhiều năm qua đã giúp nâng cao đời sống của người dân hơn rất nhiều. Rõ ràng, công việc chăm nuôi này không quá khó khăn và phức tạp nhưng cũng cần phải nắm được kỹ thuật nuôi gà ta cơ bản.

Nuôi gà ta có rất nhiều lợi thế. Đầu tiên giống gà này có sức đề kháng cao, phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt đới. Bà con có thể dễ dàng tận dụng chăn nuôi thả vườn hoặc xây dựng nuôi theo mô hình trang trại. Đặc biệt, thức ăn của giống gà cũng là từ nguồn có sẵn: thóc, rau, giun, dế, cỏ…Cũng bởi vậy nên tiết kiệm được tối đa chi phí chăm nuôi ban đầu.

Mô hình nuôi gà ta có những ưu điểm gì?

Thịt gà ta cũng là thực phẩm được thị trường đón nhận tích cực. Chất lượng thịt được đánh giá ngon hơn: thịt săn chắc, ngọt hơn so với nhiều giống gà được nuôi công nghiệp khác. Cùng với đó, người nuôi còn tận dụng phân gà để làm phân bón cho cây trồng giúp gia tăng năng suất rất tốt.

Tỷ lệ sống và phát triển của giống gà ta đạt từ 80 -95%. Chỉ sau 3 tháng, gà có thể đạt được đến trọng lượng 1.5 – 2kg. Phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Kỹ thuật nuôi gà ta đúng chuẩn

Kỹ thuật nuôi gà ta rất được chú trọng, đặc biệt là đối với những hộ nuôi nhằm mục đích kinh doanh. Sau đây là những điều cần chú ý khi chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà giúp bà con đạt được năng suất cao nhất.

Về cách úm gà: 

Khi xây dựng mô hình chăn nuôi gà ta người nuôi phải lưu tâm ngay từ bước đầu phát triển con giống. Nói cách khác khi gà còn đang ở giai đoạn úm cũng cần phải đảm bảo những yếu tố nhất định:

– Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng thường xuyên.

– Có nguồn điện đủ để sưởi ấm cho gà con.

– Thức ăn: Lượng thức ăn tăng dần từ 1 – 3 tuần tuổi. Chia phần ăn thành nhiều bữa và không nên để thức ăn thừa dư nhiều lại để gà ăn.

– Nền sàn nên thêm cát, vỏ trấu hoặc rơm rạ để gà không bị khô chân.

Về cách úm gà: 

Về mật độ nuôi:

Mô hình chăn nuôi gà ta để phát triển tốt thì mật độ nuôi cũng rất quan trọng. Số lượng mỗi con  gà trong chuồng phụ thuộc vào số ngày tuổi, thời tiết. Chẳng hạn: Mùa đông gà con từ 1 – 10 ngày tuổi thì mật độ hợp lý là 40- 50con/m2. Mật độ này sẽ giảm dần đi, đến lúc thành gà dò sẽ là 10 -15con/m2. Mùa hè nóng hơn thì sẽ giảm đi 10% số lượng gà so với mùa đông.

Về hình thức nuôi:

Kỹ thuật nuôi gà ta thì gà con úm cần nên ở trong chuồng nuôi sẵn. Thức ăn sẽ là gạo, cám công nghiệp. Gà từ 20 ngày tuổi trở lên có thể cho làm quen dần với môi trường ngoài, sau đó có thể chọn nuôi gà thả hoặc bán chăn thả.

Phòng bệnh

Phòng bệnh cho gà rất quan trọng. Bởi vậy phải chú ý vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gà theo định kỳ để đảm bảo tránh được dịch bệnh.

>>> Thịt gà ta sạch mua ở đâu đảm bảo chất lượng?

Hotline: 0943015015
Chat Facebook
0943015015